Hãy kéo thước
Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)
Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)
Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)
Khoảng BỆNH ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà. Cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
Thước Lỗ ban là cây thước được Lỗ Ban, ông Tổ nghề mộc ở Trung Quốc thời Xuân Thu phát minh ra. Nhưng trên thực tế, trong ngành địa lý cổ phương Đông, ngoài thước Lỗ Ban (Lỗ Ban xích) còn có nhiều loại thước khác được áp dụng như thước Đinh Lan (Đinh Lan xích), thước Áp Bạch (Áp Bạch xích), bản thân thước Lỗ ban cũng bao gồm nhiều phiên bản khác nhau như các bản 52,2 cm; 42,9 cm…
Do có nhiều bài viết, thông tin về thước Lỗ ban có các kích thước khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 loại thước phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là loại kích thước Lỗ Ban 52,2 cm; 42,9 cm và 38,8 cm.
- Đo kích thước rỗng (thông thủy): Thước Lỗ Ban 52,2 cm
- Đo kích thước đặc: khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…): Thước Lỗ Ban 42,9 cm
- Đo Âm phần: mồ mả, đồ nội thất (bàn thờ, tủ thờ, khuôn khổ bài vị…): Thước Lỗ Ban 38,8 cm
Bảng tra nhanh thước Lỗ Ban 52.2
1. Thước Lỗ Ban – Khái niệm và đặc điểm
1.1. Khái niệm?
Lỗ Ban là ông tổ nghề mộc và nghề xây dựng của đất nước Trung Hoa. Cụ thể hơn Lỗ Ban là người thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) sống vào thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (hay cũng được đọc là Công Du). Lỗ Ban còn có nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Tại Việt Nam, nhiều làng nghề mộc truyền thống cũng thờ phụng ông Lỗ Ban và coi như ông như tổ nghề, thành hoàng của làng mình. Hàng năm, dân làng sẽ tổ chức lễ giỗ tổ nghề hoặc lễ hội đình để ghi nhớ công ơn sáng tạo nghề mộc của ông.
Ông Lỗ Ban cũng chính là người sáng tạo ra thước và được nhiều thợ mộc dùng lại. Vì vậy thước có tên là Thước Lỗ Ban. Đây là thước sử dụng đo đạc xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần). Trên thước có chia kích thước địa lý thông thường và các cung giúp phân định các khoảng tốt xấu. Giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh.
1.2. Đặc điểm
– Trên thước Lỗ Ban có nhiều vạch đỏ xen lẫn có ý nghĩa cho thuật Âm – Dương và thuật phong thủy. Như vậy thì, vạch đỏ sẽ là tốt và vạch đen sẽ là xấu.
– Thước Lỗ Ban được chia làm 2 hàng. Một số vị trí sẽ rơi vào hàng trên tốt nhưng hàng dưới lại xấu và ngược lại. Vì vậy khi đo đạc bất cứ điều gì thì cần chú ý tới hai hàng trên – dưới. Từ đó có thể lựa chọn được kích thước có ý nghĩa tốt nhất.
– Mỗi loại thước đều có các cung nhất định, mỗi cung của các loại thước có số đo khác nhau.
– Thứ tự các cung từ trái qua phải. Hết 1 chu kì của mỗi loại thước sẽ bắt đầu chu kì mới với các cung lặp lại.
– Với số đo và kích thước như vậy thì sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc tính toán mà không cần sử dụng thước trực tiếp.
2. Các loại thước Lỗ Ban
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thước Lỗ Ban. Tuy nhiên, phổ biến là 3 loại thước dùng để đo kích thước rỗng thông thủy (52,2cm), kích thước đặc dương chuẩn (42,9cm) và kích thước âm trạch (38,8cm). Các loại thước kể trên có cung bậc được xác định nghiêm ngặt, đòi hỏi người sử dụng phải thật cẩn trọng khi ứng dụng vào trong thực tế, không được dùng lẫn lộn.
Dưới đây là cụ thể từng loại thước.
2.1. Thước 52,2 cm
Gọi là thước Lỗ Ban 52,2cm là vì thước này có chiều dài 1 thước, quy đổi ra cm là 52,2cm.
– Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 52,2cm (1 chu kì) là các cung lại lặp lại.
– Dùng để đo khối rỗng (thông thủy – đo bên trong ra 2 phía) như: kích thước cửa sổ, cửa đi, cửa cổng, cửa chính, cổng nhà, cổng ngõ, không gian thông thủy của các loại tầng nhà.
2.2. Thước 42,9 cm
Là loại thước có chiều dài 1 chu kì là 42,9cm.
-Thước được chia làm 8 cung, mỗi cung 5,3625cm.
-Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 42,9cm (1 chu kì) là các cung lại lặp lại.
– Dùng để đo khối đặc (dương trạch) các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất như: kích thước bàn thờ, giường ngủ, kệ bếp, bậc…
2.3. Thước 38,8cm
Là loại thước có chiều dài 1 chu kì là 38,8cm.
– Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 38,8cm (1 chu kì) là các cung lặp lại.
– Dùng để đo đồ nội thất (âm trạch) như: kích thước bàn thờ, giường ngủ, tủ…
Thước Lỗ Ban trong truyền thống và hiện tại
Các nhà phong thủy thời xưa thường sử dụng thước gỗ, còn ngày nay thước này được tích hợp vào các loại thước rút bao gồm thước Lỗ Ban rút dây 5m, 7m, 10m để tiện cho người sử dụng. Khi sử dụng thước chỉ cần chọn kích thước đúng và những cung (ô) màu đỏ (cả cung to và cung nhỏ trên thước) là có kích thước đẹp. Còn chọn cung màu đỏ nào là tùy mong ước của gia đình.
Ngoài ra, quý vị có thể chọn thước trực tuyến (Thước Lỗ Ban online) trên R Cộng. Hoặc là bạn kiếm bảng kích thước sau đó in ra và cùng tra với gia đình mình để trao đổi sao cho phù hợp nhất có thể, vừa đảm bảo phòng thủy vừa đảm bảo hợp ý tất cả mọi người.
[/col] [/row]